Thành lập Cộng hòa Áo - Đức

Ở Đế quốc Áo - Hung, Áo-Đức là cách gọi không chính thức để chỉ các vùng lãnh thổ nói tiếng Đức.

Ngày 12 tháng 10 năm 1918, Hoàng đế của Đế quốc Áo-HungKarl I đã gặp các lãnh đạo các đảng lớn nhất của Đức. Những người theo chủ nghĩa Quốc gia Đức muốn một chế độ quân chủ lập hiến của các quốc gia tự do trong khi người theo chủ nghĩa xã hội Cơ đốc giáo muốn duy trì chế độ quân chủ và liên hiệp các quốc gia; Các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội lại muốn một nước cộng hòa có thể là một phần hoặc liên hiệp các quốc gia hoặc gia nhập Đức.

Vào ngày 16 tháng 10 năm 1918, Karl I cho xuất bản một bản tuyên ngôn đề nghị chuyển Đế quốc Áo-Hung thành một liên hiệp các quốc gia. Điều này đã đến quá muộn vì người Séc và Nam Slav đang trên đường thành lập các quốc gia độc lập. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra một động lực để Reichsrat (quốc hội Áo) của các khu vực có đông người nói tiếng Đức sinh sống nhóm họp.

Với sự sụp đổ sắp xảy ra của đế chế, 208 đại biểu sắc tộc Đức tại Quốc hội Áo (Reichsrat) được bầu vào năm 1911 đã họp vào ngày 21 tháng 10 năm 1918 và tự tuyên bố mình là "Quốc hội lâm thời của Đức-Áo" đại diện cho người nói tiếng Đức ở vùng Cisleithania. Quốc hội bầu Franz Dinghofer của Phong trào Quốc gia Đức, Jodok Fink của Đảng Xã hội Kitô giáoKarl Seitz của Đảng Dân chủ Xã hội là Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng gồm các đại diện từ Bohemia, Moravia, và Silesia đã từ chối tham gia nhà nước Tiệp Khắc mới tuyên bố vào ngày 28 tháng 10 năm 1918. Nó cũng tuyên bố rằng "người Đức ở Áo có quyền tự quyết chính trị tương lai của họ để thành lập một một nhà nước Áo-Đức độc lập và điều chỉnh quan hệ với các quốc gia khác thông qua các hiệp định tự do với họ".[1] Vào ngày 25 tháng 10, Quốc hội lâm thời đã kêu gọi tất cả các vùng đất của người Đức có thể thành lập các hội đồng lâm thời của riêng họ.

Trong cuộc họp thứ hai vào ngày 30 tháng 10, Quốc hội lâm thời đã tạo ra các thể chế cơ bản của nhà nước mới. Quyền lập pháp đã được Quốc hội lâm thời đảm nhận trong khi quyền hành pháp được ủy thác cho Hội đồng Nhà nước Áo-Đức mới được thành lập.

Vào ngày 11 Tháng Mười Một năm 1918, Karl I thoái vị, từ bỏ quyền tham gia vào các vấn đề của nhà nước Áo.  

Ngày hôm sau, 12 tháng 11, Quốc hội đã chính thức tuyên bố Áo-Đức một nước cộng hòa và bổ nhiệm thành viên đảng Xã hội Dân chủ Karl Renner làm thủ tướng lâm thời. Cùng ngày, họ đã soạn thảo hiến pháp tạm thời tuyên bốː "Áo-Đức là một nước cộng hòa dân chủ" (Điều 1) và "Áo-Đức là một bộ phận không thể tách rời của nhà nước Đức" (Điều 2).[2] Điều khoản thứ hai phản ánh quan điểm của các đại biểu cảm thấy rằng Áo sẽ mất nhiều lãnh thổ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào đến mức mà nó không còn tự chủ được về kinh tế và chính trị như một quốc gia riêng biệt và phương án duy nhất là liên minh với Đức. Điều này được thực thi bởi việc Hungary từ chối bán ngũ cốc và Tiệp Khắc từ chối bán than cho Áo-Đức.

Khi đế chế sụp đổ và lệnh ngừng bắn đã được công bố, Quốc hội lâm thời đã tìm cách ngăn cản cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng cách tổ chức một chính phủ liên minh do các đảng viên Dân chủ Xã hội thiểu số lãnh đạo. Karl Renner trở thành Thủ tướng và Victor Adler trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Đảng Dân chủ Xã hội đồng chọn các hội đồng công nhân và binh lính mới được thành lập và sử dụng quyền kiểm soát của họ đối với các liên đoàn lao động để thực hiện các chính sách xã hội làm giảm sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

Karl lưu vong ở Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng 3 năm 1919. Tức giận vì ông đã ra đi mà không thoái vị chính thức, Quốc hội đã thông qua Luật Habsburg, truất ngôi nhà Habsburg và tịch thu tài sản của họ. Karl vĩnh viễn bị trục xuất khỏi Áo trong khi những thành viên nhà Habsburg khác chỉ có thể quay trở lại nếu họ từ bỏ mọi yêu sách ngai vàng.